ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN NEOTECH - BC RACING - TITAN V2

Hệ thống truyền động trên ô tô: Cấu tạo, nhiệm vụ

hệ thống truyền động trên ô tô

Hệ truyền động ô tô là một trong những hệ thống cốt lõi quyết định khả năng vận hành hiệu quả của xe. Trong những năm gần đây, công nghệ truyền động liên tục được cải tiến và phát triển với nhiều loại mới được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Vậy hệ thống truyền động trên ô tô là gì, cấu tạo và cách bố trí hệ thống chuyển động trên ô tô như thế nào? Hãy cùng công ty phân phối phuộc ô tô VIETPASSION tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Hệ thống truyền động trên ô tô là gì?

Hệ thống truyền động trên ô tô hay còn gọi là hệ thống truyền lực, là một phần cực kỳ quan trọng trong việc vận hành xe. Hệ thống này bao gồm tất cả các bộ phận kết nối từ động cơ đến bánh xe chủ động, chịu trách nhiệm truyền tải, cắt, đổi chiều quay và biến đổi giá trị momen lực. Nguyên lý hoạt động của hệ thống này khá đơn giản, khi có sự tương tác giữa momen xoắn và lực với công suất đủ lớn, xe sẽ có khả năng di chuyển.

Hệ thống truyền động trên ô tô là gì?

Hệ thống truyền động ô tô có chức năng truyền momen xoắn đến các bánh xe để tạo lực đẩy xe di chuyển

Tìm hiểu thêm: Hệ thống giảm chấn ô tô là gì?

Hệ thống truyền lực xe ô tô có nhiệm vụ gì?

Hệ thống truyền lực của xe ô tô giữ vai trò vô cùng quan trọng, đảm nhận các nhiệm vụ thiết yếu trong việc vận hành xe như:

  • Truyền và biến đổi mô men cùng tốc độ vòng quay từ động cơ đến bánh xe chủ động, đảm bảo phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ, mô men cản sinh ra trong quá trình xe di chuyển.
  • Ngắt tạm thời dòng truyền lực trong một khoảng thời gian dài hoặc ngắn.
  • Đổi chiều chuyển động, tạo ra khả năng chuyển động lùi cho ô tô.
  • Điều chỉnh dòng công suất từ động cơ đến các bánh xe, đáp ứng các điều kiện lái xe khác nhau.
  • Đảm bảo khả năng chuyển động ổn định, vận hành êm ái và hỗ trợ tính năng việt dã khi xe di chuyển trên đường gồ ghề.
Hệ thống truyền lực xe ô tô có nhiệm vụ gì?

Hệ thống truyền động trên ô tô có nhiệm vụ đảm bảo công suất từ động cơ được truyền tải đến các bánh xe

Cấu tạo hệ thống truyền động ô tô

Hệ thống truyền lực trên xe ô tô gồm 4 bộ phận chính, mỗi bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải và điều chỉnh công suất từ động cơ đến bánh xe. Cấu tạo hệ thống truyền lực trên ô tô gồm các thành phần cơ bản sau đây:

Hộp số ô tô

Hộp số ô tô

Hộp số ô tô có chức năng thay đổi momen xoắn và tốc độ quay của động cơ

Đây là bộ phận được gắn ngay sau ly hợp, có nhiệm vụ biến đổi công suất từ động cơ thành momen quay có tốc độ và độ lớn phù hợp với điều kiện lái xe. Hiện nay, có ba loại hộp số phổ biến là hộp số sàn (manual transmission), hộp số tự động (automatic transmission) và hộp số tự động vô cấp (continuously variable transmission).

Theo đó, hộp số sàn (MT) cho phép người lái chuyển số bằng tay thông qua cần số và sử dụng một bàn đạp ngắt ly hợp để thực hiện việc chuyển số. Ngược lại, hộp số tự động (AT) và hộp số tự động vô cấp (CVT) sẽ tự động điều chỉnh tỷ số truyền phù hợp dựa trên tốc độ xe mà không cần sự điều khiển của người lái. Đồng thời, các xe sử dụng hộp số AT và CVT thường được trang bị “biến mô thủy lực” thay thế cho ly hợp trên xe MT.

Bộ ly hợp

Bộ ly hợp là một thành phần quan trọng nằm giữa động cơ và hộp số, đóng vai trò chính trong việc chuyển số của xe. Bộ phận này cho phép ngắt hoàn toàn các khớp bánh răng truyền lực ngay cả khi xe đang chạy, giúp quá trình chuyển số diễn ra mượt mà và êm ái, đảm bảo sự vận hành liên tục của xe.

Cầu chủ động và vi sai

Cầu chủ động và vi sai

Cầu chủ động và vi sai giúp phân chia công suất đều cho hai bên bánh xe

Sau khi công suất được truyền từ động cơ qua trục các đăng, cụm cầu chủ động là bộ phận tiếp theo nhận công suất và tiếp tục truyền đến bánh xe. Một phần quan trọng trong cụm cầu là bộ vi sai, có chức năng phân chia công suất cho hai bên bánh xe, đặc biệt trong các tình huống như quay vòng xe,… Bên cạnh đó, cầu xe còn chịu trách nhiệm nâng đỡ các thành phần khác như hệ thống treo và sắc xi, đảm bảo sự ổn định, hiệu suất của xe.

Trục các đăng

Sau khi hộp số biến đổi momen từ động cơ, hộp số tiếp tục truyền momen này tới cụm vi sai ở phía sau xe. Do các bộ phận này nằm xa nhau và không cùng nằm trên một mặt phẳng, trục các đăng (cho xe dẫn động cầu sau hoặc 4 bánh) được lắp đặt giữa hộp số và cụm vi sai để giải quyết vấn đề này.

Các loại hệ thống truyền lực trên xe ô tô

Các loại hệ thống truyền lực trên xe ô tô

Phân biệt các hệ thống truyền lực để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và phân khúc của từng loại xe, hệ thống truyền lực xe ô tô được chia thành bốn loại chính. Cụ thể như sau:

RWD

RWD (Rear Wheel Drive) hay hệ thống dẫn động cầu sau là một hệ thống truyền động mà sức mạnh từ động cơ được truyền trực tiếp đến hai bánh sau của xe để đẩy xe tiến về phía trước.

  • Đặc điểm: Động cơ được đặt ở phía trước hoặc phía sau xe và công suất được truyền tới hai bánh sau.
  • Ưu điểm: Hệ thống truyền động trên ô tô RWD cải thiện khả năng cân bằng và xử lý của xe, đặc biệt khi tăng tốc mạnh.
  • Nhược điểm: Không gian nội thất xe có thể bị ảnh hưởng bởi trục truyền động và khả năng vận hành giảm khi di chuyển trên bề mặt trơn trượt.

AWD

Hệ thống dẫn động toàn thời gian (All Wheel Drive – AWD) là hệ thống truyền động trên ô tô có khả năng phân phối lực cho tất cả các bánh xe, phuộc ô tô bất kể là bán thời gian hay theo yêu cầu của người sử dụng. Xe trang bị hệ thống AWD thường đi kèm với bộ vi sai, giúp tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống dẫn động.

  • Đặc điểm: Hệ thống AWD thường có điều khiển tự động, phân phối công suất đến các bánh xe dựa trên điều kiện lái xe.
  • Ưu điểm: Hệ thống này cải thiện khả năng bám đường và an toàn khi lái xe trên các bề mặt ướt, trơn trượt hoặc địa hình không bằng phẳng.
  • Nhược điểm: Việc sử dụng hệ thống AWD có thể làm tăng chi phí sản xuất và bảo dưỡng, đồng thời có thể giảm hiệu suất nhiên liệu.

FWD

Hệ thống dẫn động cầu trước (Front Wheel Drive – FWD) là loại hệ thống truyền động oto mà trong đó sức mạnh từ động cơ được truyền hoàn toàn đến bánh xe phía trước, giúp đẩy xe về phía trước. Đây là một trong các hệ thống truyền lực trên ô tô phổ biến trên nhiều dòng xe thông dụng.

  • Đặc điểm: Động cơ, hộp số thường được đặt ở phía trước xe và công suất được truyền tới hai bánh trước.
  • Ưu điểm: Hệ thống FWD có thiết kế gọn nhẹ, tiết kiệm không gian, tăng tính ổn định khi lái và giúp giảm chi phí sản xuất.
  • Nhược điểm: Hệ thống này có thể gặp hạn chế trong việc xử lý và cân bằng trọng lượng, đặc biệt là khi di chuyển trên các địa hình khó khăn.

4WD

Hệ thống dẫn động 4 bánh (4WD) là một dạng hệ thống truyền động có thể hoạt động bằng cả 2 bánh hoặc 4 bánh, tùy thuộc vào lựa chọn của người lái thông qua cơ cấu gài cầu.

  • Đặc điểm: Công suất từ động cơ được truyền đến cả bốn bánh xe thông qua hệ thống phân phối công suất và các vi sai.
  • Ưu điểm: Hệ thống truyền động trên oto 4WD tăng cường khả năng bám đường và cải thiện vận hành trên các địa hình khó khăn.
  • Nhược điểm: Hệ thống này có thể làm tăng trọng lượng và phức tạp hóa cơ cấu cơ khí, dẫn đến chi phí sản xuất, tiêu thụ nhiên liệu cao hơn.

Yêu cầu của một hệ thống truyền lực xe ô tô

Yêu cầu của một hệ thống truyền lực xe ô tô

Hệ thống truyền lực xe ô tô phải có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp để sửa chữa và bảo dưỡng

Khi tìm hiểu về các hệ thống truyền động của ô tô, có một số yêu cầu cốt lõi cần phải được đáp ứng:

  • Công suất từ động cơ phải được truyền đến bánh xe chủ động với hiệu suất cao đảm bảo xe vận hành mạnh mẽ và hiệu quả.
  • Hệ thống phải đảm bảo việc truyền công suất từ động cơ đến bánh xe chủ động một cách đáng tin cậy.
  • Hệ thống cần có khả năng thay đổi momen của động cơ một cách dễ dàng để phù hợp với điều kiện lái xe.
  • Cấu tạo của hệ thống phải đơn giản, dễ tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa.

Các cách bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô

Các cách bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô

4 cách bố trí hệ thống truyền lực giúp tối ưu hóa không gian và hiệu suất của xe

Hiểu rõ các phương pháp bố trí hệ thống truyền động trên ô tô sẽ giúp chủ xe xác định loại hệ thống phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Dưới đây là 4 cách bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô mà bạn có thể tham khảo:

  • Động cơ phía trước xe, bố trí các bánh dẫn động phía sau.
  • Động cơ phía trước xe, các bánh dẫn động được bố trí ở đằng trước.
  • Động cơ phía trước xe, cả sau và trước đều có thể bố trí các bánh dẫn động.
  • Động cơ phía sau xe, các bánh dẫn động bố trí đằng sau

Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản liên quan đến hệ thống truyền động trên ô tô, hy vọng bạn đã nắm được cấu tạo, nhiệm vụ, và cách bố trí của hệ thống này. Đừng quên theo dõi VIETPASSION để cập nhật những thông tin mới và hữu ích nhất về các hệ thống ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe ô tô. Ngoài ra tại VIETPASSION chúng tôi là thương hiệu cung cấp và phân phối các loại phuộc BC Racing, giảm xóc NeotechTitan V2 nếu bạn đang có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết

VIETPASSION WORKSHOP

  • 🌐 Website: vietpassion.com.vn
  • 🏠 Địa chỉ: 138, Đường D3, KDC Nam Long, Phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, HCM
  • 🏠 Địa chỉ: 799 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội
  • ☎️ Hotline0932 116 082 (Phòng kinh doanh sỉ và lẻ)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

LIÊN HỆ NGAY