Hệ thống phanh thuỷ lực ô tô: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hệ thống phanh thủy lực ô tô là một trong những bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện cũng như hành khách khi tham gia giao thông. Với cơ chế hoạt động theo nguyên lý truyền thủy lực, hệ thống phanh thủy lực giúp phương tiện dừng lại êm ái và chính xác, ngay cả trong các tình huống khẩn cấp. Vậy hệ thống phanh thủy lực trên ô tô hoạt động như thế nào? Hãy cùng VIETPASSION tìm hiểu ngay sau đây.
Hệ thống phanh thủy lực ô tô là gì?
Hệ thống phanh thủy lực ô tô là hệ thống phanh xe sử dụng chất lỏng (dầu phanh) làm vật trung gian truyền dẫn lực từ bàn đạp phanh đến các bánh xe để giảm tốc độ và dừng phương tiện. Đây là một trong những loại hệ thống phanh xe ô tô được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ vào lực phanh mạnh, ổn định và dễ dàng điều khiển, giúp người lái không mất quá nhiều sức để đạp phanh. Đặc biệt, với một số dòng ô tô hiện đại thì hệ thống phanh thủy lực trong xe còn được nhà sản xuất trang bị thêm các hệ thống an toàn chủ động điện tử như:
- Hệ thống EBD phân phối lực phanh điện tử.
- Hệ thống TCS điều khiển lực bám.
- Hệ thống ESP cân bằng điện tử.
- Hệ thống HAC leo dốc và HDC đổ đèo.
- Hệ thống ABS chống bó cứng phanh.

Tìm hiểu chung về hệ thống phanh thủy lực trên ô tô
Cấu tạo hệ thống phanh thuỷ lực trên ô tô
Về cơ bản, cấu tạo hệ thống phanh thủy lực ô tô trên các dòng xe được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất trên thị trường đều bao gồm những thành phần sau:
- Bàn đạp phanh trực tiếp nhận lực đạp từ người điều khiển phương tiện.
- Bầu trợ lực khuếch đại lực phanh cũng như giúp người lái đạp phanh dễ dàng hơn.
- Bình chứa dầu phanh dùng để chứa và phân phối dầu thủy lực cho hệ thống phanh.
- Xilanh chính chuyển đổi lực đạp phanh thành áp suất dầu.
- Điều khiển điện tử bao gồm ABS, EBD, ESP,… hỗ trợ kiểm soát lực phanh tối ưu và an toàn.
- Trống/đĩa phanh chịu trách nhiệm tạo lực ma sát, hạn chế chuyển động của bánh xe và giảm tốc.
- Má phanh/guốc phanh/cùm phanh phối hợp với bộ phận trống/đĩa phanh để tạo ra ma sát.
- Ống dẫn và các loại van điều tiết dầu phanh đến các xilanh bánh xe, điều chỉnh áp suất phù hợp.

Cấu tạo phanh thủy lực ô tô cơ bản và công dụng của từng thành phần
Nguyên lý hoạt động hệ thống phanh thuỷ lực ô tô
Hệ thống thủy lực trên ô tô hoạt động dựa theo nguyên lý chuyển đổi lực cơ học thành áp suất thủy lực để tạo ra lực phanh giảm tốc độ xe. Cụ thể, khi người lái đạp bàn phanh kết hợp với sự hỗ trợ của bầu trợ lực sẽ tạo ra một lực tác động đủ lớn lên xilanh chính. Khi đó, dầu phanh bên trong xilanh sẽ không chịu nổi lực nén và buộc phải di chuyển, đồng thời tạo lực đẩy lên những xilanh phụ trong hệ thống phanh. Sau khi nhận được lực, các xilanh này sẽ làm cho má phanh/guốc phanh/cùm phanh ép vào đĩa/trống phanh. Từ đó, lực ma sát được tạo ra có khả năng làm giảm tốc độ di chuyển cũng như dừng phương tiện lại hoàn toàn.
Đến khi người lái không còn đạp phanh thì lò xo hồi vị nằm ở bên trong những cùm phanh hay trống phanh sẽ đưa các xilanh phụ trở lại vị trí ban đầu. Đồng thời, dầu phanh cũng sẽ quay ngược trở về bình dầu và xilanh chính.

Hệ thống phanh thủy lực trên xe ô tô hoạt động theo nguyên lý chuyển đổi lực cơ học thành áp suất thủy lực
Ưu nhược điểm hệ thống phanh thuỷ lực
Để giúp các chủ xe hiểu rõ hơn về hiệu suất vận hành của hệ thống phanh thủy lực ô tô, hãy cùng theo dõi một số đánh giá tổng quan về ưu điểm cũng như hạn chế của hệ thống phanh này:
Ưu điểm của hệ thống thủy lực ô tô:
- Tạo lực phanh mạnh mẽ giúp phương tiện dừng lại an toàn trong thời gian ngắn cũng như cải thiện độ kiểm soát phanh tối ưu nhờ vào việc sử dụng chất lỏng để dẫn truyền lực của hệ thống.
- Định luật Pascal được áp dụng trong hệ thống phanh thủy lực đảm bảo áp lực được phân bổ đồng đều và từng bánh xe nhận được lực phanh vừa đủ.
- Các bộ phận trong hệ thống phanh thủy lực dễ tiếp cận tháo lắp, bảo trì và thay thế.
- Hệ thống vận hành mượt mà và ít bị hao mòn do các linh, phụ kiện có trọng lượng nhẹ, giúp chủ xe tiết kiệm chi phí, thời gian bảo dưỡng trong dài hạn.
Nhược điểm của hệ thống phanh thủy lực trên ô tô:
- Chi phí lắp đặt và bảo dưỡng hệ thống phanh thủy lực ô tô cao hơn so với những hệ thống phanh cơ học thông thường khác.
- Nguy cơ rò rỉ, chảy dầu cao nếu không bảo dưỡng, bảo trì hệ thống phanh đúng cách.
- Dễ xảy ra tình trạng quá nhiệt, giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống phanh khi làm việc trong môi trường khắc nghiệt.

Các điểm ưu việt và hạn chế của hệ thống phanh thủy lực trên ô tô
So sánh đặc điểm phanh thuỷ lực và phanh khí nén ô tô
Hiện nay, phanh thủy lực và khí nén là 2 loại phanh được lắp đặt nhiều nhất trong những dòng xe ô tô phổ biến trên thị trường. Mỗi loại phanh sẽ có những đặc điểm riêng về cấu tạo và cách thức hoạt động. Cụ thể như sau:
Phanh khí nén | Phanh thủy lực |
|
|

Điểm khác biệt giữa phanh thủy lực và khí nén ô tô
Hy vọng những thông tin tổng hợp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh thủy lực ô tô. Nếu “xế yêu” của bạn đang gặp vấn đề ở hệ thống phanh thủy lực do hệ thống giảm xóc hoạt động kém hiệu quả, hãy liên hệ ngay đến VIETPASSION. Là đơn vị chuyên phân phối phuộc hiệu năng ô tô uy tín hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi hiểu rõ những tác động của hệ thống treo lên những bộ phận khác của xe, bao gồm hệ thống phanh. Chính vì vậy, VIETPASSION sẽ đưa ra những giải pháp nâng cấp phuộc tối ưu nhất, giúp cải thiện cảm giác lái của các chủ xe, mang lại trải nghiệm tuyệt vời trên mọi chuyến hành trình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Nâng cấp phuộc Vinfast VF3 giải pháp êm ái vượt trộiBạn đang tìm kiếm giải pháp nâng cấp giảm xóc Vinfast VF3 để khắc phục tình trạng xe ô tô bị bồng bềnh, rung lắc, dằn xóc dữ dội khi di chuyển trên những cung đường không bằng phẳng? Phuộc hiệu năng tại VIETPASSION là một trong những lựa chọn đáng cân nhắc, giúp cải […]Xem chi tiết
-
Hệ thống phanh xe ô tô: Nguyên lý, cấu tạo và phân loạiHệ thống phanh ô tô là một bộ phận trọng yếu giúp kiểm soát tốc độ tối ưu khi cần dừng xe cũng như đảm bảo an toàn cho người lái trong quá trình tham gia giao thông. Do đó, việc hiểu rõ về cấu tạo cùng cách thức vận hành của hệ thống này […]Xem chi tiết
-
Top 4+ phuộc xe ô tô hiệu năng tốt nhất tại VIETPASSIONHệ thống giảm xóc ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm lái xe, giúp ô tô vận hành êm ái và ổn định trên mọi địa hình. Tuy nhiên, việc lựa chọn giảm xóc phù hợp với “xế yêu” không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là khi […]Xem chi tiết
-
Mã lực là gì? 1 mã lực bằng bao nhiêu W, kW, cc?Mã lực là một thuật ngữ quen thuộc được sử dụng để đo lường sức mạnh của động cơ, đặc biệt là trong các phương tiện giao thông. Vậy cụ thể mã lực là gì hay mã lực xe ô tô là gì? Cách quy đổi mã lực sang W, km/h hay CC như thế […]Xem chi tiết

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI
LIÊN HỆ NGAY