ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN NEOTECH - BC RACING - TITAN V2

Hướng dẫn kiểm tra bảo dưỡng gầm xe ô tô đúng cách?

bảo dưỡng gầm xe ô tô

Gầm ô tô chịu trách nhiệm nâng đỡ các bộ phận cũng như hỗ trợ động cơ, máy móc của phương tiện liên kết và hoạt động một cách đồng bộ. Do đó, việc kiểm tra và bảo dưỡng gầm xe ô tô định kỳ, đúng cách là rất cần thiết nhằm đảm bảo phương tiện vận hành ổn định, an toàn cũng như hạn chế phát sinh các chi phí sửa chữa tốn kém. Cùng VIETPASSION tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết cũng như hướng dẫn cách kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống gầm của ô tô.

Những dấu hiệu nên bảo dưỡng gầm xe ô tô

Một số biểu hiện bất thường của gầm xe ô tô cho thấy xe cần được bảo dưỡng đó là:

  • Gầm xe phát ra những âm thanh lạ, phương tiện khi vận hành không được êm ái như trước.
  • Độ vọt và khả năng tăng tốc của ô tô bị giảm sút không còn như ban đầu khi đạp thốc ga.
  • Vô lăng bị rung giật, lắc dữ dội khi điều khiển ô tô với vận tốc cao làm giảm khả năng kiểm soát tay lái và đánh lái không còn chuẩn xác.
  • Khí thải thoát ra từ xe xuất hiện các màu lạ như màu đen hoặc trắng đục.
  • Gầm xe ô tô bị chảy dầu hoặc nước liên tục.
  • Tiếng ồn từ dưới mặt đường dội vào trong thân xe ngày một lớn.
  • Bộ phận phanh xe không còn nhạy như trước.
Những dấu hiệu nên bảo dưỡng gầm xe ô tô

Các biểu hiện bất thường cảnh báo cần bảo dưỡng gầm xe ô tô kịp thời

Hướng dẫn bảo dưỡng gầm ô tô

Toàn bộ hệ thống trong ô tô đều được liên kết chặt chẽ và bổ trợ lẫn nhau, vì vậy bất kỳ hệ thống nào của phương tiện có vấn đề đều sẽ ảnh hưởng đến gầm ô tô và ngược lại. Tùy thuộc vào dấu hiệu và tình trạng khác nhau của gầm ô tô mà bạn cần xác định đúng hệ thống cần kiểm tra, tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục hiệu quả cũng như áp dụng quy trình bảo dưỡng gầm ô tô đúng cách.

Hướng dẫn bảo dưỡng gầm ô tô

Hướng dẫn các cách kiểm tra và khắc phục, bảo dưỡng gầm ô tô hiệu quả

Kiểm tra hệ thống treo ô tô (lốp + giảm xóc ô tô)

Nếu phương tiện có dấu hiệu chảy dầu ở bộ phận giảm chấn hoặc lốp ô tô mòn không đều thì khả năng cao hệ thống treo có vấn đề ảnh hưởng đến tính ổn định của gầm xe. Lúc này, bác tài cần kiểm tra ngay hệ thống treo xe ô tô và có thể áp dụng giải pháp khắc phục, bảo dưỡng gầm xe ô tô đúng cách như sau:

Dấu hiệu Nguyên nhân Cách khắc phục
Giảm chấn chảy dầu
  • Phớt giảm xóc của phuộc đã bị hở.
  • Dầu ty thủy lực rò rỉ ra bên ngoài
  • Thay thế phớt mới và bổ sung loại dầu giảm xóc đúng mức quy định.
Lốp mòn không đều
  • Các bộ phận trong hệ thống treo đã bị hỏng.
  • Thông số thiết lập cân vành mâm chưa chuẩn xác.
  • Áp suất lốp quá cao hoặc quá thấp.
  • Các góc Caster, Camber và độ chụm bánh bị sai lệch.
  • Nâng cấp hệ thống giảm xóc ô tô.
  • Bơm hơi lốp xe ô tô đúng cách với áp suất vừa phải. Thay lốp mới nếu có dấu hiệu mòn nghiêm trọng.
  • Căn chỉnh lại các góc đặt bánh xe chuẩn xác.
Kiểm tra hệ thống treo ô tô (lốp + giảm xóc ô tô)

Kiểm tra giảm xóc ô tô và lốp xe

Xe ô tô của bạn có tình trạng bị hạ gầm, gầm xe phát ra tiếng ồn hay khó kiểm soát tay lái do bộ giảm xóc xuống cấp, giảm hiệu suất hoạt động? Bạn đang cần tìm đơn vị uy tín chuyên về hệ thống treo để tiến hành bảo dưỡng và thay thế giảm xóc hiệu năng cao, bền bỉ, tiết kiệm? Hãy liên hệ ngay đến VIETPASSION để được tư vấn giải pháp nâng cấp phuộc ô tô hiệu năng được tinh chỉnh riêng, phù hợp với từng dòng xe, hướng đến tính cá nhân hóa, đảm bảo tính an toàn, ổn định, tối ưu chi phí.

Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh

Trường hợp phanh xe không còn ăn hay có hiện tượng bó phanh khi điều khiển phương tiện thì bác tài cần kiểm tra hệ thống phanh cũng như áp dụng cách khắc phục, bảo dưỡng ô tô đúng cách như sau:

Dấu hiệu Nguyên nhân Cách khắc phục
Phanh xe không ăn
  • Đường dầu hoặc khí trong hệ thống phanh đang bị rò rỉ.
  • Khí lẫn trong hệ thống phanh xe.
  • Bộ phận đĩa phanh quá gờ.
  • Bộ phận phớt giữa tổng trên, bầu trợ lực hơi và cuppen đã bị hỏng.
  • Không thay dầu phanh định kỳ.
  • Dây phanh xe bị đứt.
  • Xả khí và dầu trong hệ thống phanh.
  • Vệ sinh, bảo dưỡng phanh ô tô đúng cách.
  • Thay dầu phanh và láng đĩa phanh.
  • Thay mới phớt giữa tổng trên và bầu trợ lực hơi.
Phanh xe ăn lệch một bên
  • Xi lanh phanh bánh xe xe hoặc piston bị kẹt.
  • Không bảo dưỡng phanh định kỳ hoặc bảo dưỡng chưa đúng cách.
  • Điều chỉnh phanh tay sai thông số.
  • Thay mới xi lanh phanh bánh xe chính.
  • Bảo dưỡng hệ thống phanh.
Bó phanh
  • Piston trong hệ thống phanh đã bị kẹt
  • Bảo dưỡng và thay thế piston mới nếu cần.
Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh

Kiểm tra hệ thống phanh cũng là cách bảo dưỡng gầm ô tô hiệu quả

Kiểm tra hệ thống lái ô tô

Tình trạng hệ thống lái ô tô hoạt động không còn tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành của gầm xe cũng như các bộ phận khác. Dưới đây là hướng dẫn cách kiểm tra hệ thống lái của phương tiện dựa trên dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả.

Dấu hiệu Nguyên nhân Cách khắc phục
Nặng tay lái
  • Áp suất lốp ô tô thấp
  • Góc đặt Camber, Caster và độ chụm bánh xe chưa chính xác.
  • Lỗi hệ thống trợ lực lái
  • Bơm thêm hơi vừa đủ cho lốp ô tô và tra dầu cho trợ lực tay lái.
Tay lái khó về lại trạng thái cân bằng
  • Phần bạc lại bị siết quá chặt.
  • Các góc đặt bánh xe chưa đúng theo thông số chuẩn.
  • Các khớp nối bị khô dầu
  • Tra thêm dầu vào các khớp nối, căn chỉnh lại các góc đặt bánh xe ô tô và bạc lái.
Rung tay lái
  • Lỏng các khớp nối trong hệ thống bánh lái
  • Bạc thanh giằng thước lái và bạc trụ lái bị mòn.
  • Lắp đặt góc bánh xe không cần bằng.
  • Lốp xe ô tô mòn không đồng đều.
  • Siết chặt đai ốc, các khớp nối và căn chỉnh lại bạc tỳ thước lái, góc đặt bánh xe.
  • Bơm thêm hơi vừa đủ cho lốp ô tô, đảo lốp định kỳ hoặc thay lốp mới nếu cần.
Xe bị đổ nghiêng sang trái hoặc phải
  • Lắp đặt khung gầm sai cách sau khi được sửa chữa.
  • Các góc đặt bánh xe chưa đúng theo thông số chuẩn.
  • Áp suất lốp ô tô chưa đạt tiêu chuẩn và chiều sâu các gai lốp không đều.
  • Bơm thêm hơi cho lốp xe với áp suất vừa đủ và kiểm tra chiều sâu gai lốp.
Kiểm tra hệ thống lái ô tô

Kiểm tra hệ thống lái ô tô khi có dấu hiệu rung hay nặng tay lái để bảo dưỡng gầm xe ô tô đúng cách

Một số lưu ý khi bảo dưỡng hệ thống gầm ô tô

Để đảm bảo hệ thống gầm ô tô hoạt động ổn định và hạn chế các tác động gây hư hỏng lên những bộ phận khác, dưới đây là một số điểm quan trọng mà bạn cần lưu khi bảo dưỡng gầm xe:

  • Tuân thủ lịch trình bảo dưỡng gầm xe ô tô: Nên bảo dưỡng gầm xe định kỳ từ 6 tháng – 1 năm để phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường trong hệ thống cũng như có biện pháp khắc phục hiệu quả.
  • Chọn đơn vị bảo dưỡng uy tín: Ưu tiên lựa chọn những đơn vị bảo dưỡng hệ thống gầm ô tô uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng và minh bạch trong các chính sách giá cả.
  • Bảo dưỡng gầm xe theo khuyến cáo của nhà sản xuất: Vì gầm ô tô là bộ phận liên quan đến hệ truyền động chính của xe nên mọi thông số căn chỉnh và quy trình bảo dưỡng nên thực hiện chuẩn xác theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Một số lưu ý khi bảo dưỡng hệ thống gầm ô tô

Các lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng gầm xe ô tô

Trên đây VIETPASSION đã thông tin tổng hợp về các cách nhận biết, kiểm tra cũng như bảo dưỡng gầm xe ô tô đúng cách, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu “xế yêu” của bạn gặp vấn đề liên quan đến hệ thống gầm ô tô, đặc biệt là khi bộ phận giảm xóc giảm hiệu suất hoạt động, hãy cho xe đến các trung tâm bảo dưỡng để khắc phục kịp thời, đảm bảo khả năng vận hành của toàn bộ hệ thống.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

LIÊN HỆ NGAY