Tìm hiểu hệ thống treo trên ô tô là gì? Cấu tạo công dụng và phân loại
Hệ thống treo ô tô là một bộ phận quan trọng giúp xe ô tô di chuyển mượt mà và ổn định trên mọi loại địa hình. Vậy cụ thể hệ thống treo ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống này như thế nào? Hãy cùng VietPassion tìm hiểu những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hệ thống treo ô tô là gì?
Hệ thống treo trên ô tô là gì? Đây là một bộ phận quan trọng đặt ở cầu trước và cầu sau của xe, kết nối vỏ khung với các cầu xe (trục bánh xe), nhờ đó mà xe có thể di chuyển êm ái và ổn định. Ngoài ra, hệ thống này còn có vai trò quan trọng trong việc truyền lực và mô-men từ bánh xe lên đến khung hoặc vỏ xe. Điều này giúp bánh xe hoạt động đúng quỹ đạo và có khả năng thích ứng linh hoạt với điều kiện mặt đường khác nhau.
Cấu tạo hệ thống treo trên ô tô
Để đảm bảo sự êm ái, ổn định và kiểm soát khi xe di chuyển trên mọi loại địa hình, cấu tạo hệ thống treo ô tô được tạo thành từ ba bộ phận chính:
Bộ phận đàn hồi
Bộ phận đàn hồi được trang bị dưới nhiều dạng khác nhau như lá nhíp, lò xo thanh xoắn, dạng khí nén,… tùy thuộc vào đặc tính và công năng của từng dòng xe cụ thể. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là giảm sức nặng tác động lên khung xe và hấp thụ các dao động phản hồi từ mặt đường. Nhờ đó, xe ô tô có thể di chuyển một cách êm ái và đem đến sự thoải mái cho người ngồi trên xe cũng như không bị rung lắc quá mức khi xe di chuyển.
Bộ phận dẫn đường
Bộ phận dẫn đường là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống treo ô tô. Chức năng chính của bộ phận này là điều chỉnh và kiểm soát độ dao động của bánh xe theo phương thẳng đứng, đồng thời đảm bảo độ động học của xe. Ngoài ra, bộ phận dẫn đường cũng tiếp nhận, truyền lực và mô-men từ bánh xe lên khung xe và vỏ xe, từ đó giúp xe di chuyển một cách ổn định. Có hai loại bộ phận dẫn đường chính được sử dụng là là dùng nhíp (thường xuất hiện trên các loại xe tải) và dùng cơ cấu tay đòn (được trang bị trong các mẫu xe con).
Bộ phận giảm chấn
Bộ phận giảm chấn trong hệ thống treo ô tô được chia thành hai loại là giảm chấn ma sát (giảm các dao động nhờ quá trình ma sát giữa các lá nhíp) và giảm chấn thủy lực (giảm chấn thông qua lực ma sát giữa lớp chất lỏng). Trong quá trình di chuyển, bộ phận giảm chấn có nhiệm vụ hấp thụ các dao động liên tục từ bộ phận đàn hồi, tạo ra chuyển động êm ái, giúp cho quá trình lái xe trở nên thoải mái hơn.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống treo xe ô tô
Về cơ bản, hệ thống treo trên ô tô hoạt động dựa trên sự tương tác hài hòa giữa các bộ phận như giảm xóc ô tô, lò xo, cần điều khiển,… trong quá trình di chuyển. Khi xe đi qua mặt đường không bằng phẳng, bánh xe tiếp xúc trực tiếp với các phần đường gồ ghề, tạo ra các rung động. Lúc này, lò xo sẽ nén và hấp thụ các rung động này, sau đó bộ phận giảm xóc sẽ kiểm soát độ nảy của lò xo để xe không bị nảy lên quá mức. Đồng thời, cần điều khiển và thanh cân bằng sẽ giữ cho bánh xe thẳng đứng với khung xe, từ đó giảm nguy cơ lật đổ.
Để giúp người dùng hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của hệ thống treo, dưới đây là ví dụ cụ thể về nhiệm vụ của hệ thống treo ô tô của từng loại:
- Đối với hệ thống treo độc lập: Trong trường hợp bánh trái của xe ô tô tác động với phần đường gồ ghề, hệ thống treo chuyển động nâng lên chỉ xảy ra ở bánh xe bên trái (do xe hệ thống treo độc lập không có sự kết nối giữa bánh phải và trái). Khi bánh xe tác động với mặt đường, lò xo nén và bộ giảm xóc ở phần giữa khớp nối của bánh xe và khung xe sẽ hấp thụ chấn động từ tác động này. Từ đó, duy trì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giúp tăng cường cân bằng và ổn định cho xe.
- Đối với hệ thống treo không độc lập/phụ thuộc: Trong trường hợp này, các bánh xe đối diện được liên kết với nhau thông qua một trục đặc hoặc trục sống có lò xo lá. Do đó, khi một bánh xe gặp tác động, chuyển động sẽ tác động qua các bánh xe khác thông qua trục này. Đồng thời, lò xo lá sẽ duỗi ra và hấp thụ chấn động từ tác động này.
Công dụng chức năng các loại hệ thống treo trên xe ô tô
Hệ thống treo ô tô là tổ hợp các bộ phận quan trọng giúp cho việc vận hành an toàn và ổn định trên mọi loại địa hình. Dưới đây là những công dụng khi người dùng nâng cấp hệ thống treo ô tô:
- Hỗ trợ nâng đỡ, chịu tải trọng: Hệ thống treo xe ô tô giúp phân bố trọng lượng xe đều lên 4 bánh, tạo ra sự cân bằng và độ bám của bánh xe với mặt đường. Nhờ đó, người lái dễ dàng điều khiển và xử lý, đặc biệt khi thực hiện các thao tác như tăng tốc, phanh gấp hay chuyển hướng.
- Hấp thụ dao động từ mặt đường: Khi xe di chuyển trên các địa hình không bằng phẳng, hệ thống treo ô tô giúp giảm rung động, đem đến sự êm ái và thoải mái hơn cho người ngồi trong xe.
- Giảm độ nghiêng, vặn của thân xe: Khi xe đi vào các khúc cua, hệ thống treo ô tô giữ cho thân xe nằm ngang, hạn chế bị lật nghiêng quá mức. Điều này giúp giữ cho bánh xe luôn tiếp xúc với mặt đường ổn định và đảm bảo xe di chuyển đúng hướng khi ra/vào cua.
Các loại hệ thống treo ô tô trên thị trường hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hệ thống treo ô tô khác nhau, được phân loại dựa trên cấu trúc và tính năng. Dưới đây là các loại hệ thống treo ô tô phổ biến và thông dụng nhất:
Hệ thống treo độc lập
Ở hệ thống treo độc lập, hai bánh xe hoạt động hoàn toàn tách biệt, nhờ đó, mỗi bánh xe di chuyển tự do, tự do mà không hề ảnh hướng đến nhau. Các kiểu hệ thống treo độc lập nổi bật trên thị trường hiện nay như đa liên kết (Multilink), MacPherson, tay đòn kép (double wishbone),… Cấu trúc của hệ thống này khá phức tạp bởi trọng lượng của xe thấp. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng bám đường tốt và độ êm ái cực kỳ cao khi vận hành. Vì vậy, hệ thống này đã trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều loại xe trên thị trường ngày nay.
Hệ thống treo bán độc lập
Hệ thống treo bán độc lập còn được gọi là hệ thống treo chùm xoắn, cho phép hai bánh xe di chuyển độc lập nhưng vẫn có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Điều này có nghĩa là khi một bánh xe chịu tác động, nó sẽ tác động đến bánh xe còn lại qua cơ chế kết nối chung. Loại hệ thống này thường xuất hiện phổ biến nhất dưới dạng thanh xoắn kết hợp với thanh cân bằng.
Hệ thống treo phụ thuộc
Hệ thống treo phụ thuộc liên kết các bộ phận treo với thân xe thông qua thanh dầm cầu. Ở dạng hệ thống này, các bánh xe sẽ dao động, chịu ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau. Các dạng hệ thống treo phụ thuộc phổ biến hiện nay bao gồm hệ thống treo liên kết Satchell, liên kết Watt, lá nhíp,… Hệ thống treo phụ thuộc thường được sử dụng để trang bị cho các loại xe tải hoặc xe ô tô có kết cấu khung vỏ rời do cấu trúc đơn giản, ít chi tiết và khả năng chịu tải tốt. Tuy nhiên, xe khá rung và thiếu sự êm ái trong quá trình di chuyển, hạn chế hơn so với các hệ thống treo trên ô tô khác.
Hệ thống treo cân bằng
Loại hệ thống treo cân bằng thường được trang bị cho các loại xe tải có 3 cầu trở lên. Trên những loại xe này, hệ thống được đặt giữa hai cầu chủ động liên tiếp, tạo ra một cơ chế thăng bằng, giúp tăng khả năng chịu tải trọng của xe.
Có thể thấy, hệ thống treo ô tô là một bộ phận quan trọng, không chỉ mang lại cảm giác lái xe thoải mái mà còn đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện. Để duy trì hiệu suất và độ bền của hệ thống này, người dùng cần chú ý kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên hoặc sửa chữa hệ thống treo ô tô ngay khi gặp vấn đề. Nếu bạn có nhu cầu mua hệ thống treo cho ô tô hoặc các loại phuộc nhún cao cấp thì có thể liên hệ với VietPassion để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Xe ô tô cạ gầm có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phụcTình trạng xe ô tô bị cạ gầm xảy ra khá phổ biến ở hầu hết những dòng xe có thiết kế gầm thấp hoặc thường xuyên điều khiển phương tiện lên xuống dốc, vỉa hè,… Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng […]Xem chi tiết
-
Độ chụm bánh xe là gì? Khi nào nên căn chỉnh độ chụm bánh xeĐộ chụm bánh xe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành, tuổi thọ lốp xe và độ an toàn của người lái. Tuy nhiên, sau một thời gian, độ chụm bánh xe có thể bị lệch do hao mòn cơ khí hoặc va chạm khiến xe khó kiểm […]Xem chi tiết
-
Góc camber là gì? Ảnh hưởng góc camber đến việc lái xeGóc camber là một trong những góc đặt bánh xe quan trọng trong hệ thống treo ô tô, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành và sự ổn định của xe khi di chuyển. Vậy góc camber là gì và nó tác động như thế nào đến quá trình vận hành xe? Cùng […]Xem chi tiết
-
Góc caster là gì? Góc đặt bánh xe ảnh hưởng gì đến hệ thống treo?Bên cạnh các góc như góc camber, toe, góc quay vòng,… góc caster là một trong những thông số quan trọng trong thiết kế hệ thống treo của xe ô tô. Góc này không chỉ ảnh hưởng đến độ chụm của bánh xe mà còn đóng vai trò quyết định trong khả năng lái và […]Xem chi tiết
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI
LIÊN HỆ NGAY