ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN NEOTECH - BC RACING - TITAN V2

Độ chụm bánh xe là gì? Khi nào nên căn chỉnh độ chụm bánh xe

độ chụm bánh xe

Độ chụm bánh xe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành, tuổi thọ lốp xe và độ an toàn của người lái. Tuy nhiên, sau một thời gian, độ chụm bánh xe có thể bị lệch do hao mòn cơ khí hoặc va chạm khiến xe khó kiểm soát và làm mòn lốp nhanh chóng. Vậy độ chụm bánh xe là gì? Căn chỉnh độ chụm bánh xe bao nhiêu là hợp lý? Cân chỉnh độ chụm bánh xe bao nhiêu tiền? Hãy cùng nhà phân phối phuộc ô tô VIETPASSION tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để bảo dưỡng xe đúng cách nhé.

Độ chụm bánh xe là gì?

Độ chụm bánh xe là gì?

Độ chụm của bánh xe dương hay âm đều ảnh hưởng đến lốp xe

Độ chụm bánh xe (Toe) còn gọi là căn chỉnh thước lái, là hiệu số giữa khoảng cách hai má lốp trước và sau trên cùng một trục xe. Đây là một thông số quan trọng mà nhà sản xuất đưa ra để đảm bảo xe vận hành ổn định và an toàn, thường được đo bằng độ, phút, inch hoặc mm.

Thông thường, các nhà sản xuất quy định hai loại độ chụm bánh xe bị lệch là:

  • Độ chụm dương (toe-in) xảy ra khi hai bánh xe hướng vào nhau, nghĩa là khoảng cách giữa hai má lốp phía trước nhỏ hơn phía sau.
  • Độ chụm âm (toe-out) là khi hai bánh xe hướng ra ngoài, khoảng cách giữa hai má lốp phía trước lớn hơn khoảng cách phía sau.

Góc toe chính là góc giữa hướng bánh xe và trục thẳng đứng khi nhìn từ trên xuống. Đây là một yếu tố quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ mòn của lốp và hiệu suất vận hành của xe.

Nguyên nhân, hậu quả khi độ chụm bánh xe bị lệch

Nguyên nhân, hậu quả khi độ chụm bánh xe bị lệch

Không bảo dưỡng định kỳ là nguyên nhân dẫn đến độ chụm của bánh xe bị lệch

Độ chụm bánh xe là yếu tố ảnh hưởng đến nhiều chi tiết cơ khí trong hệ thống lái như rô-tuyn, hệ thống treo, cao su, bi moay-ơ, bulong, đai ốc,…. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến và hậu quả có thể xảy ra khi độ chụm bánh xe không đạt tiêu chuẩn:

Nguyên nhân độ chụm bánh xe bị lệch

Nguyên nhân phổ biến nhất gây lệch độ chụm bánh xe là do va chạm trong tai nạn giao thông hoặc sự mài mòn của các chi tiết cơ khí như rô-tuyn, cao su và bi moay-ơ sau một thời gian dài sử dụng. Chỉ một cú xóc mạnh cũng có thể dẫn đến lệch góc đặt bánh xe. Ngoài ra, việc thường xuyên chạy trên đường xấu hoặc vượt chướng ngại vật với tốc độ cao cũng làm tăng nguy cơ lệch độ chụm. Bánh xe được thiết kế để nâng đỡ toàn bộ tải trọng của xe và mang lại cảm giác lái mượt mà. Nhưng khi xe hoạt động liên tục trên những cung đường không bằng phẳng mà không được bảo dưỡng định kỳ, độ chụm của bánh xe dễ bị mất cân bằng.

Thêm vào đó, việc chủ xe ít bảo dưỡng và không cân mâm bấm chì định kỳ cũng tác động không nhỏ đến độ chụm bánh xe. Sự mất ổn định của lốp và mâm khi vận hành sẽ dẫn đến tình trạng bào mòn trong hệ thống treo và độ chụm bánh xe, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm lái xe.

Hậu quả khi độ chụm bánh xe bị lệch

Sau một thời gian dài vận hành, độ chụm bánh xe có thể bị sai lệch do các chi tiết cơ khí không còn hoạt động hiệu quả. Hệ quả trực tiếp của việc này là lốp xe sẽ bị mòn không đều, dẫn đến tình trạng bánh xe rung giật và bánh lái có xu hướng lệch sang một bên khi xe đang chạy thẳng. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm, vì nó có thể gây ra hiện tượng mất lái do vị trí bánh xe bị lệch trục. Thêm vào đó, cảm giác lái xe trở nên mệt mỏi hơn, bởi người lái phải thường xuyên điều chỉnh góc lái dẫn đến việc ngồi ở tư thế không thoải mái, gây nhức vai và căng thẳng trong suốt quá trình điều khiển xe.

Cách kiểm tra độ chụm của bánh xe

Trước khi tiến hành điều chỉnh độ cân bằng của độ chụm bánh xe, chúng ta cần kiểm tra xem góc đặt bánh xe có bị sai lệch hay không. Dưới đây là 3 cách kiểm tra độ chụm bánh xe chính xác mà bạn có thể tham khảo:

Độ chụm bánh xe toe

Độ chụm bánh xe toe

Độ chụm của bánh xe toe

Để xác định độ chụm của bánh xe đang ở trạng thái dương hay âm, bạn có thể quan sát trực tiếp tình trạng mòn của lốp xe. Nếu lốp xe bị mòn ở mép ngoài thì đó là dấu hiệu của độ chụm dương, ngược lại, nếu lốp bị mòn ở mép trong thì là độ chụm âm. Cả hai tình trạng này đều ảnh hưởng đến độ bền của lốp xe và khả năng vận hành, do đó cần căn chỉnh độ chụm của bánh xe đúng cách để đảm bảo an toàn.

Kiểm tra độ chụm theo góc camber

Kiểm tra độ chụm theo góc camber

Độ chụm của bánh xe ô tô theo góc camber

Góc Camber hiểu một cách đơn giản là góc tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường khi nhìn từ phía trước. Nếu bánh xe vuông góc với mặt đường tức là góc Camber bằng 0, ngược lại, nếu bánh xe ngả ra ngoài là camber dương, còn ngả vào trong là camber âm. Khi góc camber khác 0, độ bám đường bị ảnh hưởng, đặc biệt nguy hiểm khi xe di chuyển trên đường ướt và trơn trượt. Để kiểm tra góc camber, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:

  • Chuẩn bị một cây thước vuông có chiều cao tương đương với lốp xe hoặc bạn có thể tự chế từ miếng bìa cứng.
  • Đặt thước vuông góc với lốp xe, tức là cạnh góc vuông ngắn của thước song song với mặt đất và chạm vào lốp. Sau đó, quan sát khoảng hở giữa thước và lốp và bạn cần đo khoảng hở này.
  • Kiểm tra khoảng hở giữa thước và lốp, nếu khoảng hở nằm ở phần dưới đó là camber dương, còn nếu khoảng hở ở phần trên đó là camber âm.

Xem thêm: Cách bảo dưỡng gầm xe ô tô

Kiểm tra độ chụm theo góc caster

Kiểm tra độ chụm theo góc caster

Độ chụm của bánh xe ô tô theo góc caster

Góc caster là góc giữa trụ lái và trụ thẳng đứng của bánh xe ô tô, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và cân bằng của xe. Nếu bạn nhận thấy hiện tượng xe bị nhao lái, có thể bánh xe đã bị lệch về phía trước hoặc sau. Để kiểm tra góc caster, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Bơm lốp xe đúng theo thông số áp suất tiêu chuẩn từ nhà sản xuất để đảm bảo hai thanh routine có cùng chiều dài và nằm thẳng với nhau.
  • Tiếp theo, giữ chắc vô lăng, sau đó đẩy xe di chuyển vài mét và để xe tự dừng lại tự nhiên.
  • Sử dụng một sợi dây dài để kiểm tra độ chụm của bánh xe bằng cách căng ngang sát lốp xe phía trước. Tiếp theo, đánh dấu theo chiều căng của dây bằng bút màu hoặc phấn. Sau đó, lặp lại tương tự với bánh sau và so sánh các điểm đánh dấu, nếu các thông số không trùng khớp, bánh xe của bạn đã bị sai lệch và cần căn chỉnh lại.

Ngoài ra, hệ thống giảm xóc cũng liên quan trực tiếp đến góc caster, vì vậy cần kiểm tra kỹ bộ phận này để đảm bảo xe vận hành an toàn. Để biết thêm thông tin chi tiết về giá cân chỉnh độ chụm bánh xe bao nhiêu hoặc cần tư vấn hỗ trợ kỹ thuật điều chỉnh hệ thống giảm xóc ô tô chuyên nghiệp, quý khách hãy liên hệ với VIETPASSION ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết!

Cách đo độ chụm bánh xe tại nhà đơn giản

Cách đo độ chụm bánh xe tại nhà đơn giản

Cách đo độ chụm của bánh xe đơn giản tại nhà

Trước khi tiến hành căn chỉnh độ chụm bánh xe, bạn cần đảm bảo rằng áp suất lốp xe đạt chuẩn và xe không mang theo bất kỳ vật dụng hay chở hàng hóa nặng làm ảnh hưởng đến áp lực của bánh xe. Tiếp theo, bạn hãy đỗ xe ở nơi bằng phẳng, giữ vô lăng thẳng mà không dùng phanh. Đồng thời, đảm bảo hai thanh routine thẳng hàng và cùng độ dài, giúp xe cân bằng. Dưới đây là hai cách đo độ chụm bánh xe tại nhà mà bạn có thể thực hiện:

Căn đo độ chụm bánh xe bằng sợi dây dài:

  • Bước 1: Người điều khiển cần lái xe thẳng và đảm bảo vô lăng ở vị trí chính giữa.
  • Bước 2: Kéo một sợi dây hoặc thước cuộn ngang qua lốp xe phía trước, càng sát trung tâm càng chính xác. Tiếp theo, đánh dấu vị trí và độ cao của dây trên lốp (ở điểm tiếp xúc của má ngoài lốp).
  • Bước 3: Thực hiện tương tự cho phía sau lốp xe và đo tại điểm song song với vị trí đã đánh dấu ở phía trước. Khi các vị trí đánh dấu trùng nhau, bánh xe có độ chụm bằng 0. Còn nếu không trùng, độ chụm có thể là âm hoặc dương tùy vào vị trí điểm lệch.

Căn đo độ chụm bánh xe bằng thước hình tam giác vuông:

  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc thước đo độ chụm bánh xe hình tam giác vuông.
  • Bước 2: Đặt thước vuông góc với lốp xe sao cho cạnh góc vuông ngắn song song với mặt đất và cạnh góc vuông dài chạm vào thành lốp.
  • Bước 3: Lặp lại tương tự cho tất cả các bánh xe còn lại. Nếu có khoảng hở giữa thước và lốp nằm ở phần trên hoặc dưới lốp, chủ xe hãy đo và ghi nhận khoảng cách. Trường hợp khoảng hở nằm ở phần dưới, góc camber là dương; còn nằm ở phần trên, góc camber là âm. Tiếp theo, chủ xe cần tiến hành đo chính xác khoảng cách ở cả hai bánh để xác định mức độ sai lệch của góc camber. Nếu độ lệch quá lớn, bạn nên mang xe đến xưởng dịch vụ để được điều chỉnh kịp thời.

Trên đây là những thông tin liên quan đến độ chụm bánh xe và các phương pháp kiểm tra, căn chỉnh độ chụm chuẩn xác mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều chỉnh độ chụm bánh xe tại nhà một cách hiệu quả và an toàn. Nếu bạn cần hỗ trợ cân chỉnh độ chụm bánh xe ô tô đảm bảo các yếu tố kỹ thuật tối ưu, hãy liên hệ đến VIETPASSION để được tư vấn giải pháp tốt nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

LIÊN HỆ NGAY