ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN NEOTECH - BC RACING - TITAN V2

Góc caster là gì? Góc đặt bánh xe ảnh hưởng gì đến hệ thống treo?

góc caster là gì

Bên cạnh các góc như góc camber, toe, góc quay vòng,… góc caster là một trong những thông số quan trọng trong thiết kế hệ thống treo của xe ô tô. Góc này không chỉ ảnh hưởng đến độ chụm của bánh xe mà còn đóng vai trò quyết định trong khả năng lái và xử lý xe. Trong bài viết này, đơn vị cung cấp phuộc ô tô VIETPASSION sẽ giúp bạn hiểu rõ góc caster là gì, những tác động của nó đối với hệ thống treo và cách điều chỉnh để tối ưu hiệu suất lái xe.

Góc caster là gì?

Góc caster là góc đặt bánh xe được tạo bởi phương thẳng đứng so với hình chiếu trục quay của bánh xe trên mặt phẳng dọc của xe là số đo góc giữa trụ thẳng đứng của trụ lái và bánh xe. Nói một cách dễ hiểu, góc caster cho biết bánh xe hướng về phía trước hay phía sau nhiều hơn khi nhìn từ cạnh bên. Thông thường, góc đặt bánh xe caster trong hệ thống treo thường được đo bằng độ và phút. Khi trục quay bánh xe ngả về phía sau, góc caster là dương (+), ngả về phía trước là âm (-) và nếu trùng với phương thẳng đứng thì caster bằng 0.

Góc caster là gì?

Góc caster là số đo của góc giữa trụ thẳng đứng của bánh xe và trụ lái

Vì sao nên điều chỉnh góc caster bánh xe?

Góc caster là gì và vì sao cần điều chỉnh? Khi bạn nhận thấy lốp trước bị mòn nhanh, xe có hiện tượng nhao lái về phía trước hoặc rung lắc hệ thống lái, đó chính là dấu hiệu cho thấy góc caster cần được điều chỉnh. Góc caster lý tưởng là góc bằng 0, tức là trục quay bánh lái trùng với phương thẳng đứng thì xe sẽ hoạt động ổn định. Tuy nhiên, khi có sai số tiêu chuẩn như caster dương, bánh xe sẽ bị kéo về phía trung tâm của xe, dẫn đến xu hướng nhào về phía bánh có góc caster dương ít hơn.

Vì sao nên điều chỉnh góc caster bánh xe?

Điều chỉnh góc caster giúp giảm tình trạng mòn lốp nhanh và cải thiện độ ổn định khi lái

Hơn nữa, sự sai lệch trong góc caster tạo ra khoảng cách khác nhau giữa các bánh, vì một bánh có thể tịnh tiến về phía trước trong khi bánh kia giữ nguyên. Điều này ảnh hưởng đến khả năng trả lái của bánh xe sau khi vào cua, làm giảm độ ổn định của hệ thống treo và gia tăng nguy cơ mất an toàn. Do đó, việc điều chỉnh góc caster bánh xe là cần thiết để đảm bảo hiệu suất và độ an toàn khi vận hành.

Cách căn chỉnh góc caster đúng cách

Cách căn chỉnh góc caster đúng cách

Hướng dẫn cách căn chỉnh góc caster đúng cách để đảm bảo hiệu suất tối ưu cho hệ thống treo của xe

Sau khi tìm hiểu về khái niệm góc caster là gì, chắc hẳn nhiều chủ xe cũng quan tâm đến việc căn chỉnh góc caster sao cho chính xác. Mặc dù góc caster ít bị ảnh hưởng bởi các công nghệ phụ trợ như trợ lực lái hay ABS nhưng việc điều chỉnh vẫn rất quan trọng, đặc biệt là khi hệ thống giảm xóc yếu hoặc khi bạn thay phuộc nhún ô tô mới. Để căn chỉnh góc caster bánh xe một cách chính xác và đảm bảo xe hoạt động ổn định, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:

  • Bước 1: Kiểm tra góc caster hiện tại: Sử dụng dụng cụ đo hoặc máy chuyên dụng để xác định góc caster hiện tại của bánh xe.
  • Bước 2: Xác định phương pháp điều chỉnh: Bạn có thể điều chỉnh vị trí của các tay điều khiển hoặc giá treo thanh chống, sử dụng miếng chêm để thay đổi góc.
  • Bước 3: Thực hiện điều chỉnh: Nới lỏng các bu lông hoặc đai ốc, sau đó thêm hoặc tháo miếng chêm để thay đổi góc caster cho phù hợp.
  • Bước 4: Kiểm tra lại: Cuối cùng, bạn hãy kiểm tra lại để đảm bảo góc caster đã được điều chỉnh đúng theo yêu cầu và phù hợp với xe.

Những ảnh hưởng góc caster đến hệ thống treo ô tô

Những ảnh hưởng góc caster đến hệ thống treo ô tô

Góc caster ảnh hưởng đến độ ổn định và quá trình xe vận hành

Góc caster có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi vận hành của xe và có hai loại góc caster chính: caster dương (+) và caster âm (-). Dưới đây là phân tích cụ thể về ảnh hưởng của từng loại đến hệ thống treo ô tô:

  • Góc caster dương (+): Khi góc caster dương, trục xoay đứng nghiêng về phía sau giúp tăng độ ổn định của xe khi di chuyển trên đường thẳng và ở tốc độ cao. Lúc này, người lái sẽ cảm nhận được sự vững chắc khi cầm lái và cảm giác trả lái khi vào cua cũng sẽ tốt hơn nhờ vào quá trình kéo diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của caster dương quá mức là làm nặng vô-lăng và gây ảnh hưởng đến độ mòn của lốp. Nếu xe có hệ thống lái trợ lực tốt, việc điều chỉnh caster dương sẽ giúp cải thiện trải nghiệm lái ở tốc độ cao.
  • Góc caster âm (-): Góc caster âm chỉ xảy ra khi trục xoay đứng nghiêng về phía trước, khiến bánh xe nghiêng nhiều về phía trước. Tình trạng này thường gặp ở các mẫu xe cũ vì hệ thống trợ lực lái chưa được cải tiến. Nhược điểm của caster âm là làm cho tay lái không ổn định, khiến xe có xu hướng dồn về phía trước. Tuy nhiên, sau khi có hệ thống bó cứng phanh ABS, việc bẻ lái dễ dàng hơn và độ ổn định của lốp cao hơn, mặc dù cảm giác lái có thể nhẹ và không thật, gây khó khăn khi vào cua.

Tóm lại, việc hiểu rõ góc caster là gì là rất cần thiết để duy trì khả năng điều khiển và lái xe tối ưu. Bằng cách điều chỉnh góc caster chính xác, bạn không chỉ cải thiện độ ổn định của xe mà còn giảm thiểu độ mòn của lốp, góp phần nâng cao hiệu suất vận hành. Nếu bạn cần tư vấn về việc phục hồi phuộc hiệu năng hoặc bất kỳ dịch vụ nào khác liên quan đến hệ thống treo, giảm xóc trước sau ô tô, hãy liên hệ với VIETPASSION để được hỗ trợ tốt nhất.

VIETPASSION WORKSHOP

  • Website: vietpassion.com.vn
  • Địa chỉ: 138, Đường D3, KDC Nam Long, Phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, HCM
  • Địa chỉ: 799 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội
  • Hotline0932 116 082 (Phòng kinh doanh sỉ và lẻ)

Tham khảo một số loại phuộc ô tô hiệu năng đang được bán chạy tại VIETPASSION:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

LIÊN HỆ NGAY